Taliban và Mỹ đã cùng nhau đàm phán mặt đối mặt lần đầu tiên kể từ sau chiến dịch rút quân hàng loạt khỏi Afghanistan vào tháng 8 - động thái được xem là một bước ngoặt lịch sử mới, theo Express.
Một chiến binh Taliban. Ảnh PA
Theo báo cáo, các cuộc hội đàm được tổ chức tại Doha đã thảo luận một số vấn đề từ chính sách đối ngoại đến kinh tế và Mỹ đã cung cấp vaccine cho Afghanistan.
Về phía Taliban, các thành viên của nhóm chiến binh này đã yêu cầu Mỹ giải phóng các khoản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan ở nước ngoài, theo Al-Jazeera.
Tờ Al-Jazeera đã dẫn lời Bộ trưởng Taliban, Amir Khan Muttaqi cho biết, cuộc hội đàm đã “mở ra một trang mới” cho hai nước sau cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của Mỹ.
Ông này nhấn mạnh, trọng tâm của phái đoàn Afghanistan là viện trợ nhân đạo, cũng như việc thực hiện thỏa thuận mà Taliban đã ký với Mỹ năm ngoái - thỏa thuận mở đường cho việc Mỹ hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan.
Mặc dù kiên quyết hợp tác để đối phó với các mối đe dọa khủng bố, song Taliban tuyên bố họ sẽ không hợp tác với Mỹ để chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen AP rằng Taliban có thể "đối phó với IS một mình".
Các cuộc đàm phán giữa 2 bên tiếp diễn trong suốt ngày thứ Bảy và đến Chủ nhật. Tuy nhiên, Mỹ cho biết đây không phải là tiền đề để công nhận sự lãnh đạo của Taliban ở Afghanistan mà là để tiếp tục thảo luận về những vấn đề liên quan lợi ích quốc gia của Mỹ.
Chính phủ Anh cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán đầu tiên với Taliban trong tuần này. Các cuộc đàm phán liên quan đến các vấn đề khủng bố, giáo dục trẻ em gái và cách ra khỏi đất nước an toàn.
Các nhà vận động của Vương quốc Anh đã đề xuất khoảng 400 đến 500 công dân Anh vẫn còn mắc kẹt lại Afghanistan và tìm kiếm sự hỗ trợ để đưa họ trở về nhà.
Taliban cho biết họ có thể linh hoạt trong việc sơ tán công dân nước ngoài vẫn đanng ở Afghanistan.
Một chiến binh Taliban. Ảnh PA
Theo báo cáo, các cuộc hội đàm được tổ chức tại Doha đã thảo luận một số vấn đề từ chính sách đối ngoại đến kinh tế và Mỹ đã cung cấp vaccine cho Afghanistan.
Về phía Taliban, các thành viên của nhóm chiến binh này đã yêu cầu Mỹ giải phóng các khoản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan ở nước ngoài, theo Al-Jazeera.
Tờ Al-Jazeera đã dẫn lời Bộ trưởng Taliban, Amir Khan Muttaqi cho biết, cuộc hội đàm đã “mở ra một trang mới” cho hai nước sau cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của Mỹ.
Ông này nhấn mạnh, trọng tâm của phái đoàn Afghanistan là viện trợ nhân đạo, cũng như việc thực hiện thỏa thuận mà Taliban đã ký với Mỹ năm ngoái - thỏa thuận mở đường cho việc Mỹ hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan.
Mặc dù kiên quyết hợp tác để đối phó với các mối đe dọa khủng bố, song Taliban tuyên bố họ sẽ không hợp tác với Mỹ để chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen AP rằng Taliban có thể "đối phó với IS một mình".
Các cuộc đàm phán giữa 2 bên tiếp diễn trong suốt ngày thứ Bảy và đến Chủ nhật. Tuy nhiên, Mỹ cho biết đây không phải là tiền đề để công nhận sự lãnh đạo của Taliban ở Afghanistan mà là để tiếp tục thảo luận về những vấn đề liên quan lợi ích quốc gia của Mỹ.
Chính phủ Anh cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán đầu tiên với Taliban trong tuần này. Các cuộc đàm phán liên quan đến các vấn đề khủng bố, giáo dục trẻ em gái và cách ra khỏi đất nước an toàn.
Các nhà vận động của Vương quốc Anh đã đề xuất khoảng 400 đến 500 công dân Anh vẫn còn mắc kẹt lại Afghanistan và tìm kiếm sự hỗ trợ để đưa họ trở về nhà.
Taliban cho biết họ có thể linh hoạt trong việc sơ tán công dân nước ngoài vẫn đanng ở Afghanistan.