Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một ngoại hành tinh "tương tự" với những hành tinh bên trong Hệ Mặt trời của chúng ta.
Khám phá mới này có thể giúp chúng ta hiểu thêm về sự sống trên những hành tinh khác. Ảnh: Getty
Các nhà khoa học từ lâu đã liên tục tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống trong vũ trụ. Với công nghệ ngày càng phát triển hiện đại, những nhà nghiên cứu giờ đây có thể nhìn xa và chi tiết hơn trước rất nhiều.
Mới đây, nhóm nghiên cứu "Sky at Night" đã công bố một phát hiện mới thu hút sự chú ý của cộng đồng, đó là một ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao L98-59. Ngoại hành tinh này được mô tả là "hoàn toàn bị bao phủ bởi nước", đây là một tiềm năng rất lớn chứng minh nó có khả năng duy trì sự sống.
Theo báo cáo của "Sky at Night" trên BBC, hành tinh này là một trong ba hành tinh được tìm thấy vào năm 2019 bởi Cơ quan Khảo sát Vệ tinh Ngoại hành tinh Chuyển tiếp (TESS), điều đặc biệt là nó có khối lượng chỉ bằng một nửa Sao Kim. Đây được đánh giá là hành tinh nhỏ nhất từng được nghiên cứu. Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm nhằm tìm kiếm sự dao động của hành tinh, từ đó đo kích thước và khối lượng của nó.
Hàng nghìn ngoại hành tinh đã được tìm thấy quay quanh các ngôi sao xa xôi. Ảnh: Getty
Được biết, nhờ phương pháp này, TESS đã đo kích thước của ba hành tinh, họ tiết lộ rằng cả ba đều rất nhỏ và nhiều đá. Ba hành tinh này thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học vì những điểm tương đồng với các hành tinh bên trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Điều này vô cùng đặc biệt vì L98-59 cách chúng ta khoảng 35 năm ánh sáng - một khoảng cách tương đối ngắn về không gian.
Các nhà khoa học đã dùng hệ thống Kính viễn vọng Lớn (VLT) để theo dõi, đồng thời sử dụng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm nhằm đánh giá khối lượng của các hành tinh. Qua nghiên cứu tính toán, họ cho biết hai trong số ba hành tinh này rất khô. Tuy nhiên, hành tinh còn lại có thể chứa tới 30% khối lượng nước, đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt.
Hiện tại, các nhà thiên văn đang rất tò mò về bầu khí quyển của những hành tinh này. Mặc dù vậy, các loại kính thiên văn bây giờ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu. Chính vì vậy, họ sẽ phải đợi thế hệ kính thiên văn tiếp theo, ví dụ như Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) ra mắt vào cuối năm nay hoặc Kính viễn vọng cực Lớn (ELT) của ESO, đang được xây dựng ở sa mạc Atacama của Chile và sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2027.
Khám phá mới này có thể giúp chúng ta hiểu thêm về sự sống trên những hành tinh khác. Ảnh: Getty
Các nhà khoa học từ lâu đã liên tục tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống trong vũ trụ. Với công nghệ ngày càng phát triển hiện đại, những nhà nghiên cứu giờ đây có thể nhìn xa và chi tiết hơn trước rất nhiều.
Mới đây, nhóm nghiên cứu "Sky at Night" đã công bố một phát hiện mới thu hút sự chú ý của cộng đồng, đó là một ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao L98-59. Ngoại hành tinh này được mô tả là "hoàn toàn bị bao phủ bởi nước", đây là một tiềm năng rất lớn chứng minh nó có khả năng duy trì sự sống.
Theo báo cáo của "Sky at Night" trên BBC, hành tinh này là một trong ba hành tinh được tìm thấy vào năm 2019 bởi Cơ quan Khảo sát Vệ tinh Ngoại hành tinh Chuyển tiếp (TESS), điều đặc biệt là nó có khối lượng chỉ bằng một nửa Sao Kim. Đây được đánh giá là hành tinh nhỏ nhất từng được nghiên cứu. Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm nhằm tìm kiếm sự dao động của hành tinh, từ đó đo kích thước và khối lượng của nó.
Hàng nghìn ngoại hành tinh đã được tìm thấy quay quanh các ngôi sao xa xôi. Ảnh: Getty
Được biết, nhờ phương pháp này, TESS đã đo kích thước của ba hành tinh, họ tiết lộ rằng cả ba đều rất nhỏ và nhiều đá. Ba hành tinh này thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học vì những điểm tương đồng với các hành tinh bên trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Điều này vô cùng đặc biệt vì L98-59 cách chúng ta khoảng 35 năm ánh sáng - một khoảng cách tương đối ngắn về không gian.
Các nhà khoa học đã dùng hệ thống Kính viễn vọng Lớn (VLT) để theo dõi, đồng thời sử dụng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm nhằm đánh giá khối lượng của các hành tinh. Qua nghiên cứu tính toán, họ cho biết hai trong số ba hành tinh này rất khô. Tuy nhiên, hành tinh còn lại có thể chứa tới 30% khối lượng nước, đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt.
Hiện tại, các nhà thiên văn đang rất tò mò về bầu khí quyển của những hành tinh này. Mặc dù vậy, các loại kính thiên văn bây giờ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu. Chính vì vậy, họ sẽ phải đợi thế hệ kính thiên văn tiếp theo, ví dụ như Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) ra mắt vào cuối năm nay hoặc Kính viễn vọng cực Lớn (ELT) của ESO, đang được xây dựng ở sa mạc Atacama của Chile và sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2027.