Người Việt Nam duy nhất từ chối Giải Nobel Hòa bình là ai?

Hiếu Muối

Binh nhất
Thành Viên Mới
8/10/21
54
0
6
Trong hệ thống Giải Nobel được trao hàng năm, giải Nobel Hòa bình luôn là hạng mục được chờ đợi nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất. Một trong các trường hợp nổi tiếng nhất là việc nhà cách mạng lỗi lạc của Việt Nam-ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải này vào năm 1973.
Người Việt Nam duy nhất từ chối Giải Nobel Hòa bình là ai? - Ảnh 1.
Giải Nobel Hòa bình năm 2021 được công bố chiều nay 8/10.
Giải Nobel Hòa bình năm 2021 được nhiều người mong đợi sẽ được công bố vào chiều nay (8/10), sau đó là giải Nobel Kinh tế sẽ được công bố vào ngày 11/10. Cho đến nay, 8 người đã giành được các giải thưởng danh giá của năm nay về y học, vật lý, hóa học và văn học. Tất cả họ đều là nam giới.
Người duy nhất từ chối Giải Nobel Hòa bình
Nhìn lại lịch sử hệ thống Giải Nobel từ 1901-2021, giải Nobel Hòa bình là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình".
Giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày 10 tháng 12, ngày mất của Alfred Nobel tại thủ đô Oslo của Na Uy. Trong khi phần lớn các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định, thì người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra. Chủ tịch hiện tại của ủy ban này, tiến sĩ Ole Danbolt Mjøs cũng là một người từng được trao Giải Nobel Hòa bình.
Người Việt Nam duy nhất từ chối Giải Nobel Hòa bình là ai? - Ảnh 2.
Màn hình trang web giải Nobel Hòa bình năm 1973.
Tuy nhiên, một trong những dấu ấn lịch sử nhất của giải Nobel Hòa bình mà nhiều người vẫn nhớ mãi cho đến ngày nay, đó là người Việt Nam duy nhất được vinh danh trong giải thưởng này, nhưng chính ông đã từ chối nhận trước sự ngạc nhiên và ca ngợi của cộng đồng quốc tế.
Đó là nhà cách mạng lỗi lạc của Việt Nam- ông Lê Đức Thọ. Năm 1973, trên con đường thương lượng nhằm mang lại hòa bình thống nhất đất nước cho Việt Nam. Lê Đức Thọ đã có hàng năm trời chạm trán, đấu trí với Kissinger. Cùng năm đó, Giải Nobel hòa bình thế giới đã lựa chọn giữa ông Lê Đức Thọ và Kissinger… Cuối cùng Hội đồng chuyên gia của giải thưởng danh giá nhất thế giới này đã chọn cả hai.
Thế nhưng, khi hai cái tên được vinh danh, nhưng chỉ có Kissinger bước lên bục danh dự. Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải thưởng với lý do đơn giản: "Hòa bình thực sự vẫn chưa được lặp lại và ông làm vì dân tộc của ông". Cả thế giới lại một lần ngả mũ trước tài năng, đức tính của nhà ngoại giao Lê Đức Thọ.
Trên trang web nobelprize ghi lại rất rõ thời điểm được vinh danh và từ chối nhận giải của ông Lê Đức Thọ. Trang web viết: "Lê Đức Thọ đã có kinh nghiệm lâu năm đấu tranh chống lại các cường quốc khi đàm phán với Henry Kissinger để đình chiến ở Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1973. Khi còn trẻ, ông đã trở thành một người Cộng sản, và chính quyền thực dân Pháp đã giam cầm ông trong nhiều năm. Khi người Pháp đô hộ Việt Nam, ông Lê Đức Thọ trở thành một trong những nhà lãnh đạo quân sự của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Người Việt Nam duy nhất từ chối Giải Nobel Hòa bình là ai? - Ảnh 3.
Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ là người duy nhất từ chối giải Nobel Hòa bình. Ảnh Time
Sau thất bại của người Pháp, Mỹ bắt đầu tham chiến ở Việt Nam. Khi Mỹ quyết định đàm phán sau năm 1968, ông Lê Đức Thọ được bổ nhiệm làm trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam, đối đầu với Henry Kissinger.
Khi Hà Nội bị ném bom vào dịp lễ Giáng sinh theo lệnh của Kissinger, ông Lê Đức Thọ đồng ý đình chiến. Nhưng khi nhận Giải thưởng Hòa bình cùng với Kissinger vào mùa thu năm 1973, ông đã từ chối nhận nó, với lý do rằng phía Mỹ đã vi phạm hiệp định đình chiến".
Lịch sử đáng nhớ của Giải Nobel ( 1901-2020)
Từ năm 1901 đến năm 2020, 603 giải Nobel đã được trao cho 962 người đoạt giải.
Marie Curie, nhà vật lý người Pháp gốc Ba Lan, là người đầu tiên giành được hai giải Nobel - vào năm 1903 và 1911 - vì công trình của bà trong sự tiến bộ trong vật lý và hóa học.
Năm 2014, khi 17 tuổi, Malala Yousefzai trở thành người trẻ nhất nhận giải Nobel. Cô đã chia sẻ giải thưởng hòa bình với Kailash Satyarthi vì "cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp trẻ em và thanh thiếu niên và vì quyền được học hành của tất cả trẻ em".
Một số người đoạt giải Nobel đáng chú ý khác bao gồm Albert Einstein (1921, vật lý), Martin Luther King Jr (1964, hòa bình) và Nelson Mandela (1993, hòa bình).
Trong khi Giải Nobel là một giải thưởng toàn cầu, thì chỉ có hơn một nửa số người đoạt giải đến từ châu Âu. Mỹ vẫn là đất nước có số người đoạt giải Nobel cao nhất, 281 người, tính đến năm 2020.
Sau châu Âu và Bắc Mỹ, châu Á có số người đoạt giải Nobel cao thứ ba với 72 người, tiếp theo là châu Phi (27), châu Đại Dương (15) và Nam Mỹ (11).
Hơn 90% người đoạt giải Nobel là nam giới. Năm 2020, 4 trong số 11 người đoạt giải Nobel là phụ nữ.
 

Đăng nhập

Hoặc Đăng nhập sử dụng