Vụ tiêu hủy 15 con chó: "Lãnh đạo địa phương thiếu bản lĩnh"

Hiếu Muối

Binh nhất
Thành Viên Mới
8/10/21
54
0
6
Việc tiêu hủy 15 con chó của một cặp vợ chồng nhiễm Covid-19 ở Cà Mau đang khiến dư luận bất bình. Chuyên gia xã hội học đồng ý trước phản ứng dư luận và cho rằng cán bộ, lãnh đạo địa phương đã thiếu bản lĩnh trong việc xử lý các vụ việc phát sinh trong chống dịch.

"Địa phương quá cứng nhắc trong vụ tiêu hủy 15 con chó"

Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Nguyễn Bảo Sinh, người được mệnh danh là "Vua chó mèo" khi dành riêng diện tích 2.000m2 đất ở Hà Nội để xây resort dành riêng cho chó, mèo cho biết: "Tôi vô cùng sốc. Tôi không nắm được cụ thể vụ việc nhưng xét về góc độ tình cảm thì đau thương quá.
Tôi đã từng xúc động khi xem bức ảnh một thanh niên đèo con chó từ TP.HCM về quê. Trong hoàn cảnh hoang mang, khó khăn, khổ sở như thế mà họ vẫn mang con chó đi hàng trăm cây số về nhà. Về mặt kinh tế, con chó đó không đáng bao tiền nhưng lại thể hiện giá trị vô cùng nhân văn, chân phương. Đằng này, giết cùng lúc 15 con chó là điều quá tệ, không thể chấp nhận được".
Trong chiều tối ngày 10/10, PV báo Dân Việt cũng đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội học (Viện Xã hội học Việt Nam) liên quan đến việc tiêu hủy 15 con chó.
Theo ông Bình, đây là câu chuyện đang buồn nhưng việc này cũng khó nói, có nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm cá nhân ông Bình thì cho rằng, trong trường hợp này, địa phương đã quá cứng nhắc. Tuy rằng Bộ Y tế có cảnh báo chó mèo, vật nuôi có thể lây nhiễm Covid-19 nhưng cũng không khuyến cáo tiêu hủy chúng.
"Hành động đáng tiếc như vậy có thể khiến cho niềm tin của người dân với chính quyền ảnh hưởng, tạo ra nhiều vách ngăn giữa đôi bên", ông Bình nói.
Ông Bình cũng thấy làm lạ bởi, khi chính quyền quyết định tiêu hủy nhiều vật nuôi như vậy thì không nên vội vàng, cần có sự bàn bạc trong nội bộ, cân nhắc nhiều chiều.
Vụ tiêu tiêu hủy 15 con chó: "Lãnh đạo địa phương không có bản lĩnh" - Ảnh 2.
Ông Trịnh Hòa Bình cho rằng hành xử tiêu hủy chó mèo xuất phát từ sự thiếu bản lĩnh của cán bộ địa phương. Ảnh: T.L
"Tôi hiểu áp lực của lực lượng chức năng, chính quyền địa phương trong hoàn cảnh này. Áp lực là có thật, nhưng rõ ràng cách hành xử của địa phương là không đúng, cần ra quyết định dựa trên quy định pháp luật. Cách hành xử của các cán bộ như vậy, theo tôi là chưa nhân văn, chứng tỏ người lãnh đạo thiếu bản lĩnh.
Chủ nhân và những con chó chỉ là nạn nhân, không thể bị đối xử như kẻ gây tội được. Người ta có thể nhốt những con chó lại, xịt khuẩn rồi bàn giao cho người khác nuôi giữ", ông Bình nói thêm.
Ông cũng mong muốn lãnh đạo địa phương không nên hoang mang, dao động, cần có bản lĩnh khi đưa ra những quyết định đúng đắn, xuất phát từ quy định pháp luật, tình người.
Vụ tiêu hủy 15 con chó: "Lãnh đạo địa phương thiếu bản lĩnh" - Ảnh 2.
Hình ảnh 15 con chó của 2 vợ chồng đưa về quê được cộng đồng mạng chia sẻ ngày 8/10.

Quyết định tiêu hủy 15 con chó phải dựa trên bằng chứng khoa học​

Còn PGS TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội thì cho hay: "Về mặt cảm xúc, hiện nay có rất nhiều điều khiến chúng ta bị tổn thương về sức khỏe tâm thần. Vì vậy, một trong những cách thức để chúng ta giữ gìn lại sức kháng cự cuối cùng là sự thấu cảm lẫn nhau.
Vụ việc tiêu hủy 15 con chó, ở khía cạnh nào đó giống như sự sang chấn tâm lý tiếp theo đối với chủ nhân của những vật nuôi này. Những gì lạc quan, bám víu vào để giúp người ta có sự cân bằng trong cuộc sống đã không còn nữa và họ cảm thấy bị mất mát, tổn thương khi điểm tựa tinh thần bị mất đi".
Nói về quyết định tiêu hủy vật nuôi, PGS TS Trần Thành Nam bày tỏ: "Người lãnh đạo khi đưa ra quyết định này đã vô cùng khó khăn, phải cân nhắc nhiều thứ. Tuy nhiên, họ phải đưa ra bằng chứng khoa học chứ không phải quyết định dựa trên nguy cơ có bị trách nhiệm gì không. Và khi thực hiện, người lãnh đạo phải dựa trên sự thấu cảm với người bị ảnh hưởng quyết định.
Dường như trong giai đoạn quá căng thẳng này thì sự thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi khổ của nhau không còn nữa, dẫn đến quyết định bị cộng đồng đánh giá vô cảm. Mặc dù về mặt nguyên lý có thể là đúng nhưng cách thức thực hiện không dựa trên sự thấu cảm, không có chuẩn bị, giải thích cho hành động nên càng dồn người ta hoàn cảnh tổn thương thêm.
Trong giai đoạn phòng chống dịch hiện nay, chúng ta phải đưa ra ưu tiên an toàn cho số đông là trên hết. Nhưng đưa ra quyết định xử lý với 15 con chó thì nên có sự đền bù về mặt tinh thần cho chủ nhân lấy lại cân bằng. Tóm lại, tôi không bình luận việc này đúng hay sai nhưng người lãnh đạo phải dựa trên bằng chứng khoa học, đừng có "Nghĩ là…"; "Thấy là…", "Cho là…", "Tưởng là…" rồi dựa trên quan điểm cá nhân. Càng trong lúc tổn thương, xin hãy xỏ chân vào đôi giày của người khác để đưa ra quyết định".
Trước đó, Dân Việt đã thông tin, trong chiều ngày 8/10, vợ chồng anh P.M.H cùng vợ chồng người em vợ từ Long An về Cà Mau tránh dịch. Trong lúc di chuyển anh có mang theo 15 con chó, tuy nhiên khi về tới xã Khánh Hưng (Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thì anh được xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Lúc này, vợ chồng anh bị đưa đi cách ly tập trung và 15 con chó của gia đình thì bị tiêu hủy.
Chiều ngày 10/10, trong buổi họp báo, ông Trần Tấn Công - Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời giãi bày rằng cán bộ xử lý như vậy là bởi áp lực của một bộ phận người dân trong khu cách ly, lo ngại chó mèo chạy rông có thể lây bệnh. Ông Công còn cho biết khi nêu việc tiêu hủy thì chủ nhân của đàn chó không có phản ứng gì.
 

Đăng nhập

Hoặc Đăng nhập sử dụng