“Người ta đi làm từ thiện mà còn xét giấy, gây khó dễ thì phiền hà quá”

Gà Già Ẩn Danh

Hạ sĩ
Thành Viên Mới
13/7/21
286
0
16

Đó là ý kiến của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại cuộc họp bàn cách phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, chiều qua 11/9.​

Theo ông Nên, việc cá nhân, tổ chức đi làm từ thiện bị xét giấy, hạch sách gây khó dễ này kia là việc quá phiền hà. “Phải tạo điều kiện thông thoáng cho người làm từ thiện đi lại nhẹ nhàng nhất, thuận lợi nhất, không có bất cứ phiền phức nào”, ông Nên nói và yêu cầu thành phố phải kiến tạo cơ chế để huy động, phát huy nguồn lực lớn từ xã hội, nguồn lực trong dân, nguồn lực trí thức... để chung tay chống dịch COVID-19.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.


Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.
Ông Nên cho biết, hiện nay chỉ một số địa phương rất ít tại TP.HCM cơ bản đáp ứng được mục tiêu kiểm soát dịch. Do đó, đa số các địa phương tại TP.HCM sẽ phải tiếp tục siết chặt phòng chống dịch. Như vậy, mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch của TP.HCM trước 15/9 không thể hoàn thành theo Nghị quyết 86 của Chính phủ.
Về vấn đề này, ông Nên cho biết, TP.HCM sẽ cần phải xin thêm một thời gian nữa, có thể hết tháng 9 để tập trung hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết Chính phủ giao.
Thông tin trên được ông Nên đưa ra trong bối cảnh TP.HCM đã ghi nhận 291.871 ca nhiễm và trải qua 20 ngày siết chặt giãn cách.
Trước đó, TP.HCM dự kiến áp dụng “thẻ xanh, thẻ vàng Covid” kiểm soát mức độ tham gia xã hội của người dân, doanh nghiệp trong mở cửa, phục hồi kinh tế ở 3 giai đoạn.
Từ quan điểm mở cửa kinh tế phải bảo vệ sức khoẻ người dân, “an toàn tới đâu mở tới đó”, TP.HCM sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, triển khai thí điểm thẻ Covid, ưu tiên mở một số lĩnh vực tại quận 7, Củ Chi, Cần Giờ. Trong đó, thẻ Covid là công cụ kiểm soát người dân trong quá trình phục hồi. Thẻ này được cấp cho những người đủ các yêu cầu về y tế, dịch tễ, gồm 2 loại: thẻ xanh Covid và thẻ vàng Covid. Thẻ có mã QR cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Sở Y tế.
Chủ tịch TP.HCM, ông Phan Văn Mãi nói rằng mục tiêu vừa chống dịch hiệu quả, kịp thời vừa nhanh chóng khôi phục kinh tế là bài toán khó. Để có thể sớm nới lỏng giãn cách, phục hồi kinh tế, thành phố sẽ tập trung quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch.
“Có phòng chống dịch hiệu quả mới có thể phục hồi kinh tế. Việc phục hồi nền kinh tế chỉ có thể thực hiện sớm, mở rộng nhanh khi tình hình cải thiện tốt”, ông Mãi nói.
Để làm tốt công tác chống dịch, hiện nay TP.HCM đã triển khai gần 550 trạm y tế lưu động theo dõi, chăm sóc sức khoẻ F0 cách ly, điều trị tại nhà.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.629 trường hợp nhiễm mới tại TP HCM tính từ 17 giờ ngày 10/9 -17 giờ ngày 11/9.
Như vậy trong đợt dịch thứ 4 đến nay, TP HCM đã có tổng cộng 291.871 trường hợp mắc COVID-19.
TP HCM đã tổ chức được 546 Trạm Y tế lưu động để chăm sóc, theo dõi sức khoẻ F0 điều trị, chăm sóc tại nhà. Triển khai phát túi thuốc A,B,C cho F0 chăm sóc, điều trị tại nhà.
Tính đến ngày 10/9, số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà tại là 101.775 người, trong đó có 70.056 trường hợp thực hiện cách ly tại nhà ngay khi phát hiện và 31.719 trường hợp cách ly sau xuất viện.
Về các F0 khỏi bệnh đăng ký tham gia hoạt động phòng chống dịch, tính đến hết ngày 10/9 có 1.700 F0 khỏi bệnh đăng ký tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Hiện Sở Y tế đã phân bổ về các bệnh viện dã chiến, khu điều trị F0 là 908 người.
Nhiều cá nhân, tổ chức tham gia công tác thiện nguyện trong dịch COVID-19.


Nhiều cá nhân, tổ chức tham gia công tác thiện nguyện trong dịch COVID-19.
Một diễn biến khác, địa phương giáp gianh với TP.HCM là tỉnh Bình Dương, số ca nhiễm COVID-19 đã vượt mốc 150 nghìn.
Tối 11/9, Sở Y tế Bình Dương cho biết, số ca nhiễm COVID-19 toàn tỉnh đã tăng 11,5% so với ngày 10/9.
Theo báo cáo cập nhật tình hình dịch COVID-19 của Bình Dương đến 17h ngày 11/9, tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3.971 ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ qua.
Trong đó, 125 trường hợp được phát hiện tại cơ sở y tế, 66 ca tại khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 3.726 người ở khu phong tỏa và 54 trường hợp sàng lọc cộng đồng.
Theo thống kê của Sở Y tế Bình Dương, số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh đã tăng 11,5% so với ngày 10/9. Một số địa phương có số người dương tính với SARS-CoV-2 tăng là Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên. Hầu hết ca nhiễm mới đều ở trong khu phong tỏa (93,8%).
Như vậy, trong đợt dịch COVID-19 thứ 4, Bình Dương đã ghi nhận tổng cộng 153.830 ca nhiễm SARS-Cov-2. Trong đó, 8.493 ca phát hiện tại cơ sở y tế, 24.604 trường hợp ở khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 84.205 người tại khu phong tỏa và 36.447 trường hợp từ cộng đồng (chợ, khu không phong tỏa).
Theo số liệu từ Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 601.349 ca mắc COVID-19, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.113 ca nhiễm).
Khoảng 60% bệnh nhân mắc COVID-19 đến nay đã được chữa khỏi. Trong số các ca đang điều trị có hơn 6.200 bệnh nhân nặng.
12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới là: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nam.
 

Đăng nhập

Hoặc Đăng nhập sử dụng