Chuyển đổi số nông nghiệp: Không thể chậm trễ

Gà Già Ẩn Danh

Hạ sĩ
Thành Viên Mới
13/7/21
286
0
16
Đó là chủ đề chính của cuộc tọa đàm trực tuyến do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức vào ngày mai, 23/9.
Trong bộn bề khó khăn, đã xuất hiện nhiều điểm sáng vượt "bão" dịch với những hình thức tiêu thụ nông sản mới, đặc biệt là giao dịch trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đây cũng là một trong những nội dung của tọa đàm trực tuyến: Chuyển đổi số nông nghiệp: Không thể chậm trễ, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức vào ngày mai, 23/9.
Khuyến nông "vào cuộc" đưa bưởi lên sàn
Trái bưởi Phúc Trạch của Hà Tĩnh đã nổi tiếng khắp cả nước hàng chục năm qua. Tháng 3/2021, Hội Kỷ lục gia công bố bưởi Phúc Trạch nằm trong top 100 quà tặng Việt Nam và được châu Âu bảo hộ thương hiệu. Đây cũng là đối tượng cây trồng kinh tế chủ lực của vùng đồi núi huyện Hương Khê.
Niên vụ 2021, diện tích bưởi Phúc Trạch tại 19 xã thuộc vùng chỉ dẫn địa lý trên địa bàn huyện Hương Khê đạt 2.593ha, trong đó có 1.777ha cho thu hoạch, có 1.206ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng thu hoạch trên 21.000 tấn, giá trị sản xuất hơn 600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng nghìn tấn bưởi Phúc Trạch đứng trước nguy cơ không thể tiêu thụ được. Các kênh bán hàng truyền thống bị ảnh hưởng, trong khi Hà Nội và TP.HCM là 2 thị trường tiêu thụ lớn nhất đang thực hiện giãn cách xã hội...
Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Khuyến nông năng động, tạo dấu ấn - Ảnh 1.
Năm 2021, bưởi Phúc Trạch của tỉnh Hà Tĩnh lần đầu tiên lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: An Bình
Trước những khó khăn đó và nhìn từ thành quả tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) trên sàn TMĐT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp Công ty cổ phần iCheck hỗ trợ người dân gấp rút thực hiện công tác chuyển đổi số, hoàn thành Cổng thông tin "buoiphuctrach.gov.vn" để phục vụ công tác đưa bưởi Phúc Trạch lần đầu tiên bước lên sàn TMĐT.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị đã hướng dẫn người dân từng bước khai báo các thông tin quản lý để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi.
Nhập thông tin vào phần mềm để từng bước số hóa, quản lý điện tử trên môi trường mạng nhằm minh bạch thông tin sản phẩm, giúp người quản lý và người tiêu dùng nắm rõ nguồn gốc sản phẩm.
Cùng với đó, Công ty cổ phần iCheck xây dựng phần mềm, app ứng dụng trên các thiết bị di động để người dân nhập liệu, phục vụ quản lý và quảng bá sản phẩm trên các sàn TMĐT.
Ông Nguyễn Văn Trí - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh cho biết, trên cổng thông tin buoiphuctrach.gov.vn đã có 160 tài khoản của doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và 2.800 tài khoản thành viên, với tổng diện tích được số hóa là 899ha, sản lượng 9.319 tấn bưởi.
Điểm sáng không chỉ có sản phẩm bưởi Phúc Trạch, mà từ đầu năm 2021 đến nay rất nhiều nông sản khác đã tạo được dấu ấn trên sàn TMĐT như: Vải thiều của Bắc Giang, Hải Dương; nhãn lồng Hưng Yên, Đồng Tháp; xoài Sơn La…
Chuyển mình mạnh mẽ
Thực tế cho thấy, khuyến nông vốn được gắn với các hoạt động mang tính cộng đồng như tập huấn, hội nghị đầu bờ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình, trong khi những tác động của dịch Covid-19 khiến những hoạt động mang tính truyền thống khó có thể triển khai khi các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Chính bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hoạt động khuyến nông cũng đã có những bước chuyển mình với nhiều dấu ấn đậm nét.
Đơn cử, trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức lớp tập huấn "Phương pháp và kỹ năng đào tạo trực tuyến khuyến nông" với sự tham gia của 300 điểm cầu để cán bộ hệ thống khuyến nông toàn quốc và các đơn vị tham gia triển khai hoạt động khuyến nông.
Thông qua lớp tập huấn này, các học viên được trang bị và nâng cao kiến thức về sử dụng phần mềm zoom trong đào tạo online như: Các điều kiện cần để kết nối vào phần mềm zoom, cách download phần mềm zoom, cách tạo tài khoản trên zoom, tạo 1 buổi meeting (đào tạo), các bước thiết lập trong phòng họp zoom, các vấn đề kỹ thuật thường gặp và cách xử lý lưu ý sử dụng phòng họp zoom. Bên cạnh đó, học viên cũng được trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về tổ chức và giảng dạy online...
Tại TP.HCM, từ đầu năm 2021, Trung tâm Khuyến nông đã có nhiều hoạt động về chuyển đổi số. Thông qua các buổi tập huấn đã giới thiệu nhiều giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng hiệu quả ở hầu hết các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.
Về trồng trọt, có công nghệ IoT, Big Data bắt đầu được ứng dụng thông qua các sản phẩm công nghệ số.
Các phần mềm này cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng, người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, công nghệ IoT, blockchain, công nghệ sinh học được áp dụng rộng ở trang trại chăn nuôi quy mô lớn.
Trong thủy sản cũng chuyển đổi số mạnh mẽ như việc sử dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh, máy thu lưới vây (đứng), hệ thống thu, thả lưới chụp, công nghệ GIS và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác xa bờ.
 

Đăng nhập

Hoặc Đăng nhập sử dụng